Đơn vị thi công cây xanh Quảng Ngãi chuyên nghiệp, uy tín

Trồng dưa hấu tại nhà dễ hay khó với người mới bắt đầu?

Bí quyết trồng dưa gang đơn giản bằng chậu nhựa thông minh

Các loại dưa và những điều cần lưu ý khi thưởng thức chúng

Tăng năng suất bí xanh nhờ trồng và chăm sóc đúng kỹ thuật

Trồng bí đỏ tại nhà thế nào vừa nhàn vừa thu được nhiều quả?

Cây bầu trồng bằng chậu nhựa thông minh đơn giản năng suất cao

Trồng cà rốt tại nhà vô cùng đơn giản bạn có muốn thử không?

Lan phi điệp có mấy loại? Trồng và chăm sóc có dễ không?

Lan quân tử hợp với tuổi gì? Cách trồng và chăm sóc dễ không?

Giá nông sản biến động như thế nào trong 6 tháng đầu năm 2020

Đầu năm 2020 cho đến nay, nhiều quốc gia trên thế giới đang gồng mình chống chọi với nạn dịch COVID-19. Việt Nam cũng không ngoại lệ. Điều này khiến giá nông sản trong nước cũng thay đổi theo, đại đa số đều thay đổi theo hướng giảm. Theo thông tin từ Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), tình hình giá cà phê, hạt điều, hồ tiêu đều giảm, chỉ có mủ cao su nguyên liệu là tăng. Hãy cùng khuyennongtphcm tìm hiểu kỹ hơn những biến động này nhé!

Giá nông sản biến động trong 6 tháng đầu năm 2020.
Giá nông sản biến động trong 6 tháng đầu năm 2020.

Những thay đổi của giá cà phê

Thị trường xuất khẩu

Cùng với cái nắng oi ả của trời tháng 6, nước ta đã xuất khẩu thêm được 128 nghìn tấn cà phê giúp nâng tổng lượng cà phê xuất ra đạt 943 nghìn tấn, thu về 1,59 tỷ USD. Con số này so với cùng kỳ năm 2019 thì tăng 2,4% về khối lượng và tăng 1,2% về trị giá sản phẩm.

Những thị trường tiêu thụ lớn nhất của Việt Nam là Đức, Hoa Kỳ, Italya với thị phần lần lượt là 14,7%, 9% và 7,9%.

Giá nông sản xuất khẩu, cụ thể là cà phê đã tăng mạnh về giá trị từ tháng 1 – tháng 5/2020 tại các thị trường như sau:

  • Tại Ba Lan: tăng 51%, đạt 20,9 triệu USD;
  • Tại Nhật Bản: tăng 17,2%, đạt 84 triệu USD;
  • Tại Đức: tăng 15,2%, đạt 202,1 triệu USD…

Nhưng ngược lại, ở các thị trường Anh, Trung Quốc, Mỹ và Ý, giá trị xuất khẩu lại giảm mạnh. Cụ thể:

  • Tại Anh: giảm 29,7%, đạt 27,1 triệu USD;
  • Tại Trung Quốc: giảm 16%, đạt 34,6 triệu USD;
  • Tại Mỹ: giảm 4,9%, đạt 124,2 triệu USD;
  • Tại Ý: giảm 4,3%, đạt 107,9 triệu USD.

Theo đó, giá cà phê xuất khẩu đi cá nước bình quân 5 tháng đầu năm 2020 đạt 1.684 USD/tấn, giảm 1,6% so với cùng kỳ năm 2019.

Thị trường trong nước

Cùng với xu hướng giảm của giá nông sản xuất khẩu, tình hình bán buôn trong nước cũng giảm theo.

Giá cà phê nhân xô tại các tỉnh Tây Nguyên giảm 100 đồng/kg so với tháng 5/2020 và giữ mức 30.400 – 30.900 đồng/kg. Giá ở khu vực Đắk Lắk giữ mức cao nhất và ngược lại giá ở Lâm Đồng thấp nhất.

Tại thị trường Thành phố Hồ Chí Minh, giá cũng giảm, hiện đang giữ giá 32.000 đồng cho mỗi kg cà phê giao.

Nhu vậy, so với thời điểm cuối năm 2019, giá cà phê vối nhân xô giảm từ 1.500 – 1.900 đồng/kg. Tuy nhiên, hiện nhiều nông dân không đồng ý bán ra với giá quá thấp, dẫn đến thiếu nguồn cung nên dự kiến trong thời gian tới giá sẽ nhỉnh hơn.

Giá cà phê giảm từ đầu năm 2020 cho đến nay.
Giá cà phê giảm từ đầu năm 2020 cho đến nay.

Biến động giá hồ tiêu

Tình hình hồ tiêu xuất khẩu

Trong tháng 6/2020, lượng hồ tiêu xuất khẩu trên cả nước ta ước đạt 22 nghìn tấn đưa khối lượng xuất khẩu trong 6 tháng đầu năm 2020 lên con số 168 nghìn tấn và tổng gia trị thu được là 358 triệu USD. Với khối lượng này, chúng ta đang bị giảm 4,8% so với thời điểm tháng 6 năm 2019, về giá trị giảm đến 20,7%.

Do ảnh hưởng của đại dịch toàn cầu CoVid-19 mà lượng hồ tiêu xuất đi trong năm nay giảm quá nhiều so với những năm trước. Đáng chú ý là sự giảm sút về khối lượng cũng như giá trị tại các thị trường lớn sau:

  • Tại Ấn Độ, thị trường lớn thứ 2 của nước ta (chiếm 5,1% thị phần) giảm 39,6% về khối lượng và giảm đến 47,5% về giá trị so với cùng kỳ 2019;
  • Lượng hồ tiên xuất sang Pakistan giảm 10,3%;
  • Các nước thuộc tiểu vương quốc Ả Rập Thống Nhất giảm 11,2%;
  • Tại Hà Lan giảm 14%;
  • 2 thị trường chính là Mỹ và Đức, khối lượng xuất đi giảm lần lựợt 4,2% và 18,5% về khối lượng trong khi 2 quốc gia này chiếm đến 25% thị phần.

Thị trường hồ tiêu trong nước

Hệ quả của sự giảm giá nông sản xuất khẩu trên, giá bán hồ tiêu trong nước cũng biến động giảm trong tháng 6 vừa qua. Cụ thể so với năm 2019 như sau:

  • Tại Bà Rịa Vùng Tàu, giá hồ tiêu chỉ ở mức 49.000 đồng/kg, giảm đến 5.500 đồng/kg;
  • Tại Gia Lai, giá hồ tiêu nằm ở mức 47.500 đồng/kg, mỗi kg giảm đến 4.500 đồng.
  • Tại thị trường Đắk Lắk và Đắk Nông, giảm 5.500 đồng/kg.
  • Tại Đồng Nai, giá nông sản chủ lực này chỉ còn 47.000 đồng cho mỗi kg (giảm đến 7.000 đồng/kg.
Giá bán hồ tiêu trong nước cũng biến động giảm trong tháng 6 vừa qua.
Giá bán hồ tiêu trong nước cũng biến động giảm trong tháng 6 vừa qua.

Sự biến động giá hạt điều

Thị trường xuất nhập khẩu

Lượng hạt điều xuất khẩu trong riêng tháng 6/2020 khoảng 41 nghìn tấn thu về 244 triệu USD. Theo đó, cộng dồn 6 tháng đầu năm, tổng sản lượng hạt điều xuất ra các nước là 223 nghìn tấn. Với con số này năm nay chúng ta đã xuất hơn 14,4% so với năm ngoài nhưng về giá trị chỉ đạt 1,47 tỷ USD giảm 1% so với năm 2019.

Từ tháng 1 cho đến tháng 5/2020, Mỹ, Hà Lan và Trung Quốc vẫn là 3 thị trường nhập hạt điều lớn nhất của nước ta. Thị phần lần lượt là 36,7%, 12,6% và 9,6%. Tại thị trường Saudi Arabia tăng 69,4% nhưng ngược lại thị trường Nga, giá trị xuất khẩu điều giảm mạnh nhất, giảm đến 43%.

Giá nông sản hạt điều 5 tháng đầu năm 2020 đạt 6.721 USD/tấn, so với năm 2019 thì đã giảm 13,3%.

Ở một diễn biến khác, khối lượng hạt điều nhập khẩu trong tháng 6/2020 khoảng 194 nghìn tấn với giá trị khoảng 219 triệu USD. Theo đó, tổng khối lượng điều nhập khẩu trong nửa năm qua lên đến 602 nghìn tấn với giá trị 219 triệu 799 triệu USD (giảm 15,3% về lượng và giảm 22,3% về giá trị so với 2019.

Ba thị trường chính cung cấp hạt điều cho Việt Nam là Campuchia, Tanzania và Bờ Biển Ngà. Chỉ tính đến tháng 5/2020, lượng hạt điều nhập từ Tarzania đã tăng đột biến lên mức 176 lần so với cùng thời điểm năm 2019. Tuy nhiên, tại Campuchia và Bờ Biển Ngà lượng điều nhập vào nước ta lại giảm lần lượt 13,7% và 57,4%.

Diễn biến giá nông sản hạt điều trong nước

Theo như những số liệu thu thập được, giá điều nguyên liệu đã diễn biến phức tạp trong tháng 6. Cụ thể như sau:

  • Tại Bình Phước: điều khô mua xô giảm từ 31.000 đồng/ kg giảm còn 30.500 đồng/kg.
  • Tại Đắk Lắk: điều tươi mới hái tăng từ 23.000 đồng/kg lên 26.000 đồng/g, điều khô loại 1 có giá 47.000 đồng/kg.
  • Tại Đồng Nai: giá nông sản này khi mua xô đã giảm 500 đồng cho mỗi ký (từ 27.000 đồng xuống còn 26.500 đồng).

Chỉ trong 6 tháng đầu năm, giá điều thô biến động giảm với mức từ 2.000 – 3.000 đồng/kg.

Theo những số liệu thu thập được, giá điều nguyên liệu đã diễn biến phức tạp.
Theo những số liệu thu thập được, giá điều nguyên liệu đã diễn biến phức tạp.

Những biến động giá cao su

Cao su xuất nhập khẩu

Trong riêng tháng 6/2020 lượng cao su xuất đi các nước đạt 115 nghìn tấn, đem về 136 triệu USD. Nhờ con số này mà nâng tổng lượng cao su xuất khẩu của tổng 6 tháng đầu năm 2020 lên con số 460 nghìn tấn thu về giá trị 612 triệu USD. Tuy nhiên, so với cùng kỳ năm 2019 thì vẫn không đạt bằng (thấp hơn 24,7% về khối lượng và 27,2% về giá trị).

Tính riêng 5 tháng đầu năm 2020, giá nông sản cao su xuất khẩu tăng 1,5% so với năm 2019 (khoảng 1.378 USD/tấn). Đa số, chúng ta xuất đi 3 nước Trung Quốc, Ấn Độ và Hàn Quốc.

Trong khi đó, lượng cao su nhập khẩu trong tháng 6/2020 đạt 75 nghìn tấn với tổng giá trị là 85 triệu USD. Theo đó, nâng khối lượng cao su nhập khẩu của tháng 6 lên 377 nghìn tấn và trị giá 534 triệu USD (tăng 20,5% về khối lượng nhưng lại giảm 2,1% về giá trị so với 2019). Việt Nam thường nhập khẩu cao su từ Hàn Quốc, Nhật Bản và Campuchia.

Thị trường cao su trong nước

Trong tháng 6 vừa qua, thị trường giá nông sản này biến động tăng. Cụ thể tại các tỉnh:

  • Bình Phước: giá thu mua mủ nước tăng từ 245 đồng/ độ lên 250 đồng/ độ. Mủ cao su thô được mu bán với giá 12.000 đồng/kg.
  • Đồng Nai: giá mủ tăng từ 9.000 đồng lên 9.100 – 10.000đồng/kg.
Việt Nam thường nhập khẩu cao su từ Hàn Quốc, Nhật Bản và Campuchia.
Việt Nam thường nhập khẩu cao su từ Hàn Quốc, Nhật Bản và Campuchia.

Như vậy, tình hình giá nông sản của nước ta trong 6 tháng đầu năm 2020 có biến động với chiều hướng giảm là chủ yếu. Đây là hệ lụy của nhiều vấn đề nhưng có lẽ nguyên nhân chính là từ dịch bệnh Covid-19. Hy vọng 6 tháng cuối năm tình hình khả quan hơn để bà con nông dân ổn định kinh tế. Nhưng theo diễn biến dịch hiện tại ở Việt Nam cũng như những nước trên thế giới vẫn chưa có chiều hướng giảm, đặc biệt là ở nước ta đang có sự quay trở lại mạnh mẽ của chủng virut Sarc Cov 2. Có lẽ theo đó mà nhiều người dự đoán về một năm không mấy êm đẹp cho nền kinh tế. Hãy cùng chung tay đẩy lùi dịch bệnh, ngăn lây truyền để sớm ổn định cuộc sống!

Chúc quý độc giả luôn khỏe mạnh!

5/5 - (2 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Ẩn